món ngon ngày tết
Món ngon ngày Tết vô cùng đa dạng và cũng có những sự khác nhau giữa 3 miền. Ảnh Internet

1. Món ngon ngày Tết miền Bắc

1.1. Xôi gấc

Màu đỏ là màu của may mắn hạnh phúc, vì vậy trong các ngày rằm, ngày lễ đặc biệt là ngày Tết đều sẽ có 1 đĩa xôi gấc. Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp, sau khi đồ chín xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp.

Nguyên liệu

  • Gấc: 1 quả.
  • Gạo nếp: khoảng 2 bát.
  • Đường, nước cốt dừa, muối, 1 ít rượu trắng.

Cách làm

  • Gạo nếp mang vo sạch, ngâm với 1 chút muối (Ngâm qua đêm hoặc có thể ngâm vào nước ấm khoảng 3 – 4h). Sau đó vớt gạo nếp đã ngâm ra cho ráo nước.
  • Gấc bổ đôi, lấy ruột trộn với 1 ít rượu trắng, bóp cho phần thịt gấc bong ra khỏi hạt.
  • Cho gạo vào trộn đều với phần gấc cùng 1 chút muối. Sau đó, đổ 1 ít nước cốt dừa vào gạo.
  • Đổ gạo vừa trộn gấc vào chõ đồ. Khi xôi gần chín, cho khoảng 60g đường vào trộn đều (cho lượng vừa ăn).
xôi gấc
Xôi gấc vừa ngon lại có màu sắc đỏ cho đầu năm thêm may mắn. Ảnh Internet

1.2. Thịt nấu đông

Đây là một món ăn đặc trưng của mùa đông ở miền Bắc. Vì khi thời tiết trời se lạnh mà thưởng thức món thịt đông sẽ mang lại cảm giác rất lạ nhưng lại hấp dẫn người ăn.

Nguyên liệu

  • Thịt chân giò: 500gr.
  • Bì heo: 100gr.
  • Nấm hương, mộc nhĩ, hành khô.
  • Nước mắm, hạt tiêu, gia vị, dầu ăn, hạt nêm.

Cách làm 

  • Bì heo, thịt chân giò rửa sạch rồi thái thành từng miếng vừa ăn.
  • Hành khô bóc vỏ, băm nhỏ. Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nở rồi thái sợi.
  • Ướp thịt vừa thái với 1 chút nước mắm, hạt nêm, ít gia vị và 1/3 chỗ hành khô đã băm nhỏ khoảng 20 – 30p.
  • Phi thơm 1/3 phần hành khô với dầu ăn. Sau đó xào thịt cho ngấm mắm ngấm muối, đảo đến khi hơi săn lại.
  • Đổ nước ngập thịt, đun sôi rồi hớt bọt trong khoảng 30 – 40 phút tới khi thịt chín mềm.
  • Xào nấm hương, mộc nhĩ đã thái vào nêm chút gia vị xào săn.
  • Khi thịt đã nhừ thì cho nấm và mộc nhĩ vào, đun sôi thêm khoảng 4 – 5 phút nữa thì tắt bếp, rắc hạt tiêu vào đảo đều.
  • Chờ thịt nguội múc vào bát và để vào ngăn tủ mát của tủ lạnh.
thịt nấu đông
Thịt nấu đông là món ăn đặc trưng của miền Bắc mỗi dịp Tết đến. Ảnh Internet

1.3. Thịt bò kho quế

Thường được chuẩn bị từ những ngày 29 – 30 Tết và ăn kèm với bánh chưng hay cơm nếp. Món thịt bò kho mang đến giá trị dinh dưỡng cao nên đây là món ngon ngày tết miền Bắc rất được chị em ưa chuộng.

Nguyên liệu

  • 1kg thịt bò xúc, 300g mỡ gáy heo.
  • 0,5 lít nước dừa tươi, rượu trắng.
  • Bột quế, dầu hào.
  • Tỏi khô, hành tím.
  • Đường, nước mắm ngon, muối, hạt tiêu, hạt nêm.
  • Dây buộc (dây gai, chỉ).

Cách làm

  • Thịt bò rửa sạch, trần sơ với nước nóng, thái lát mỏng, bản vừa phải.
  • Mỡ heo rửa sạch, thái thành từng lát dài, nhỏ.
  • Tỏi, hành tím bóc vỏ, băm nhỏ để riêng
  • Đem ướp thịt bò với gia vị, ớt, tỏi và hành tím đã băm khoảng 10 phút.
  • Mỡ heo cũng đem ướp riếng với ít rươu trắng, tỏi, hành tím băm nhỏ và bột quế khoảng 10 phút.
  • Bạn đặt 1 lát mỡ vào trong lát thịt bò, cuộn tròn lại rồi dùng dây cột cố định lại.
  • Xếp những cuộn thịt vào nồi, đổ nước dừa vào.
  • Thêm mắm, muối, chút đường, thêm ít rượu, tỏi và bột quế. Đun nhỏ lửa rui rui cho thịt bò chín mềm.
  • Khi nước gần cạn, thêm chút dầu hào vào, đun thêm một chút nữa thì tắt bếp.
  • Gắp thịt bò ra, thêm một chút tiêu lên trên.
Thịt bò kho quế
Thịt bò kho quế là món ngon ngày tết miền Bắc rất được chị em ưa chuộng. Ảnh Internet

1.4. Những món ngon ngày Tết không thể bỏ qua

  • Dưa hành: Với vị chua chua cay nhẹ được dùng ăn kèm với bánh chưng hay thịt đông là món chống ngán hữu hiệu trong ngày tết.
  • Nem rán: Đây là món không thể thiếu trong mâm cỗ tết miền bắc. Món ăn này được rất nhiều người ưa thích còn được coi là ” quốc hồn quốc túy ” của người Việt.
  • Chè kho: Chè này có một hương vị đặc biệt thơm thơm mùi của đỗ xanh, chút thoang thoảng của nước hoa bưởi ăn vừa mát vừa mềm mịn.
  • Mứt sen: Tròn, thơm ngon có vị bùi thanh mát, được thưởng thức cùng 1 tách trà nóng sẽ làm cho bạn thêm yêu cái Tết đầy đầm ấm ở miền Bắc.
  • Rau nộm: Có nhiều khúc biến tấu khác nhau: Nộm rau muống, hoa chuối, xu hào…. Rất đơn giản, dễ làm và được ưa chuộng trong những ngày Tết.
món ngon ngày tết miền bắc
Món ngon ngày Tết miền Bắc với đa dạng hường vị cho bạn cái tết ý nghĩa. Ảnh Internet

2. Món ngon ngày Tết miền Trung

2.1. Bánh tổ

Món ăn mới lạ với sự kết hợp tinh tế của gạo nếp và đường. Thường món ăn này được làm nhiều một lúc để sử dụng dần. Khi ăn, có người thích xắt từng miếng và thưởng thức ngay lập tức.

Nguyên liệu

  • 500g gạo nếp.
  • 300g đường mật.
  • Gừng tươi, vừng (mè).
  • Dầu ăn.
  • Lá chuối.

Cách làm

  • Gạo nếp vo sạch và ngâm khoảng 5 tiếng. Sau đó vớt ra để ráo, rồi đổ vào cối xay nghiền nhỏ.
  • Lá chuối cắt thành miếng rộng khoảng 30cm, gừng tươi thái sợi nhỏ. Vừng đem rang cho chín vàng. Đường mật thì đem nạo nhỏ.
  • Xếp chồng 2 lá chuối lên nhau rồi dùng tăm gim giữ 2 đầu lại tạo hình. Tiếp đó, dùng một chiếc nồi, cho nước lọc, gừng tươi vào. Nấu sôi rồi cho đường vào khuấy cho đến khi đường tan hết.
  • Khi nước đường đã nguội thì bạn từ từ bỏ bột nếp vào, nhớ vừa bỏ vừa khuấy đều.
  • Bôi một lớp mỏng dầu ăn vào lòng khuôn lá chuối, sau đó múc bột cho vào khuôn lá rồi đem hấp chín. Hấp khoảng hơn 1 giờ rồi dùng tăm xiên thử, nếu bột không bị dính vào tăm là bánh đã chín.
bánh tổ
Bánh tổ món ăn ngon khá mới lạ với nhiều người và thường xuất hiện vào ngày Tết ở miền Trung. Ảnh Internet

2.2. Củ cải kho thịt heo

Sở hữu hương vị đậm đà, có thể ăn kèm với bánh tét hoặc cơm trắng. Với người miền Trung, ngày Tết mà không có củ cải kho thịt heo thì quả thật là điều thiếu sót.

Nguyên liệu

  • Thịt ba chỉ: 400g.
  • Củ cải trắng: 2 củ.
  • Đường, nước mắm, bột nêm.
  • Hành khô, ớt, hành lá, tiêu.

Cách làm

  • Rửa thịt sau đó đem ướp với các gia vị, tiêu, hành khô đập giập.
  • Cho đường vào chảo và đun cho đường dần chuyển sang màu nâu thì đổ thêm nước vào.
  • Củ cải đem gọt vỏ, rửa sạch, sau đó thái miếng. Sau khi cắt xong củ cải các đem củ cải xóc với chút muối.
  • Cho thịt vào nước màu vừa mới chế biến xong, ướp trong vòng 15 phút.
  • Cho thịt và củ cải xào săn, thêm ít nước và nêm nếm các gia vị, ớt, hành lá sao cho vừa miệng.
Củ cải kho thịt heo
Củ cải kho thịt heo là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn ngày đầu năm. Ảnh Internet

2.3. Thịt heo ngâm nước mắm

Với người miền Trung, món thịt heo ngâm nước mắm đã trở thành món ăn truyền thống trong những ngày Tết. Món thịt này thường được ăn kèm với củ kiệu chua ngọt, dưa món cùng một số loại rau sống khác, mang đến đủ vị mặn ngọt của đất trời.

Nguyên liệu

  • 1 kg thịt ba chỉ.
  • 450ml nước mắm, 450 gram đường, 2 muỗng canh giấm.
  • Tiêu hột, tỏi, ớt tươi.

Cách làm

  • Thịt rửa sạch, dùng dây lạt quấn chặt lại.
  • Trụng thịt sơ qua nước sôi, sau đó cho thịt vào luộc với chút muối.
  • Khi thịt luộc chín cho vào ngâm nước đá trong khoảng 15 – 20 phút rồi vớt ra. Cho vào túi, bỏ trong tủ lạnh để khô và săn lại.
  • Đun 450ml nước mắm, 450 gram đường và 2 muỗng canh giấm. Tạo hỗn hợp sền sệt.
    tỏi thái miếng, tiêu đập đập, ớt cho vào hỗn hợp nước mắm.
  • Lấy thịt luộc ra, bỏ dây lạt ra, xếp vào huc thủy tinh.
  • Đổ hỗn hợp nước mắm nguội rồi đậy kín, 2 – 3 ngày là bạn đã có thể đem ra sử dụng.
Thịt heo ngâm nước mắm
Thịt heo ngâm nước mắm thường được ăn kèm với củ kiệu chua ngọt, dưa món. Ảnh Internet

2.4. Những món ăn ngày Tết khác

  • Dưa món: Với sự kết hợp của cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu…. được ngâm chua mặn có vị giòn sật sật rất ngon, mang đến một hương vị rất riêng của ngày Tết miền Trung.
  • Bánh thuẫn: Đặc trưng miền Trung, thường làm trước Tết khoảng 5 – 6 ngày, từ những nguyên liệu đơn giản như bột, trứng…. Bánh thường được thưởng thức cùng với trà nóng.
  • Bò kho mật mía: Có bắp bò, gừng, sả, quế, ớt tạo nên vị giòn, ngọt tự nhiên. Người miền Trung thường dùng món này để đãi khách trong những ngày Tết.
  • Nem chua: Trong bữa cơm đầu năm của người dân nơi đây không thể thiếu hương vị tuyệt vời của món ăn này. Những chiếc nem đỏ au đẹp mắt, cắn một miếng vị chua chua cay cay thơm ngậy ngon tuyệt hảo khó cưỡng.
món ngon ngày tết miền trung
Cái Tết sẽ không đủ ý nghĩa nếu thiếu những món ăn này trong bữa ăn nhà bạn. Ảnh Internet

3. Món ngon ngày Tết miền Nam

3.1. Canh khổ qua

Với ý nghĩa là mong muốn cho những khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để chào đón sự may mắn, tốt đẹp trong năm mới sẽ tới. Bởi vậy mà món ăn này được nhiều người miền Nam thích mê.

Nguyên liệu

  • Khổ qua.
  • Thịt thăn, trứng vịt, miến.
  • Nấm mèo, nấm rơm, hành tím, tỏi, tiêu, hành lá.
  • Dầu ăn, muối, bột ngọt, đường.

Cách làm

  • Cắt hai đầu khổ qua, rạch một dường dài trên thân, dùng muỗng cà phê nạo lấy hết phần hạt ra. Ngâm khổ qua với nước muối pha loãng khoảng 10 phút.
  • Trụng hành lá nhanh qua nước sôi, ngâm vào nước lạnh để giữ màu.
  • Ngâm nấm mèo (mộc nhỉ) với nước ấm khoảng 5 phút, xắt nhuyễn.
  • Thịt thăn, rửa sạch, để ráo, xắt mỏng.
  • Hành tím, tỏi đập dập.
  • Nấm rơm. Rửa sạch, để ráo.
  • Cho thịt thăn, tỏi, hành tím, tiêu xanh, bột ngọt, ít muối vào cối xay thịt, xay nhuyễn.
  • Lấy hỗn hợp thịt từ cối xay ra tô, thêm trứng vịt, nấm mèo vào, trộn đều.
  • Nấu sôi khoảng 2 lít nước lọc, cho khổ qua vào, luộc khổ qua khoảng 2 phút, vớt khổ qua vào tô nước đá lạnh.
  • Khi khổ qua nguội, nhồi hỗn hợp nhân vào ruột trái. Dùng lá hành đã trụng cột lại.
  • Nấu sôi 2 lít nước lọc, cho khổ qua và nấm vào. Hầm khoảng 1 – 2 tiếng cho đến khi khổ qua mềm hẳn.
Canh khổ qua
Canh khổ qua với mong muốn cho những khổ cực của năm cũ sẽ qua đi để chào đón sự may mắn. Ảnh Internet

3.2. Món ngon ngày Tết với thịt kho tàu

Thịt kho tàu là món ăn ngày tết miền Nam không thể thiếu ở hầu hết gia đình. Thể hiện cho sự cầu mong cho cuộc sống của con người luôn có nước lợ để tẩy rửa được vị mặn của đồng chua cho một mùa màng bội thu.

Nguyên liệu

  • 500 gram thịt ba chỉ.
  • Trứng vịt (hoặc có thể là trứng gà, trứng cút).
  • 1 trái dừa tươi.
  • Nước mắm, đường, tiêu, hành tím,…

Cách làm

  • Thịt đem ngâm với nước muối loãng tầm 15 – 20 phút, cắt thành từng miếng hình ô cờ.
  • Trứng luộc, lột vỏ. Ớt thái lát mỏng, hành tím đập dập băm nhuyễn.
  • Lấy nước dừa.
  • Ướp thịt với các gia vị, ớt, tiêu, dầu ăn khoảng 30 phút.
  • Làm nước hàng sao cho sền sệt.
  • Phi hành, cho thịt xào sắn rồi cho nước hàng.
  • Đổ thêm nước dừa, và cho thêm trứng vào. Trứng chuyển màu vàng thì tắt bếp.
thịt kho tàu
Thịt kho tàu – Món ăn ngày tết miền Nam không thể thiếu. Ảnh Internet

3.3. Bánh tét dài

Miền Nam thường thiên về bánh tét dài cho những ngày đầu năm mới. Bánh tét ngọt ở miền nam trông rất hấp dẫn bắt mắt với đa dạng màu sắc và cách gói hơn.

Nguyên liệu

  • 200g thịt ba rọi.
  • 300g dừa khô nạo.
  • 400g đậu xanh không vỏ.
  • 1 bó lá dứa.
  • 1kg nếp ngon.
  • 2kg lá chuối, dây buộc.
  • Hành tím phi, muối, đường.

Cách gói

  • Lá chuối chần sơ, dây chuối ngâm nước 20 phút. Lá dứa xoay nhuyễn, vắt lấy nước.
  • Lấy nước cốt dừa, thêm nước dứa vào.
  • Nấu đậu với nước cốt dừa cho mềm, nêm 1/2 thìa cà phê muối. Để nguội, tán hay xay nhỏ.
  • Cho 1 thìa muối vào nếp, xóc đều.
  • Thái thịt thành miếng vuông, ướp với muối, đường, tiêu và hành tím phi thơm.
  • Đun sôi nước dừa dứa, cho nếp vào xào khoảng 5 phút cho hạt nếp ra nhựa.
  • Trải lá chuối ra, múc nếp vào. Cho thêm đậu xanh, thịt. Cuốn tròn lá, dùng dây cột giữa bánh. Bẻ lá hai đầu, gấp lại. Tiếp tục cột dây cho chặt.
  • Luộc bánh từ 3 – 6 giờ là bánh chín.
bánh tét
Bánh tét miền nam trông rất hấp dẫn bắt mắt với đa dạng màu sắc và cách gói hơn. Ảnh Internet

3.4. Những món ngon khác

  • Củ kiệu tôm khô: Tuy bình dị nhưng nó luôn xuất hiện trên mâm cỗ ngày tết. Ăn kèm với tôm khô sẽ tạo thành một món ăn rất ngon.
  • Nem rán chua ngọt: Đây còn là món ăn nổi tiếng của khắp nước ta mà vùng miền nào cũng có trong các dịp tết cổ truyền hoặc ngày giỗ.
  • Mứt dừa: Là món ăn ngày tết miền Nam ngọt phổ biến được nhà nhà ưa chuộng. Cách làm mứt dừa rất đơn giản, hãy thủ trải nghiệm nhé.
  • Xôi vò: Món ăn này đã trở thành truyền thống trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán hàng năm, và không thể thiếu trong mâm cơm cúng ngày tết. Nó gắn liền và là một phần hương vị tạo nên cái tết đoàn viên sung túc và ấm áp hơn.
  • Bánh gai: Bánh gai miền nam có hai vị nhân ngọt là vị nhân đậu xanh và nhân dừa đường tùy theo sở thích của từng người. Đây cũng là món ăn biểu tương của đất nước Việt Nam ta.
món ngon ngày tết
Món ngon ngày Tết ở miền Nam vô cùng đa dạng và phong phú, tạo thêm Tết nhiều ý nghĩa. Ảnh Internet

3 miền với 3 nền ẩm thực khác nhau đều mang một màu sắc, hương vị và có ý nghĩa riêng của từng vùng miền. Hãy tự tay mình chế biến những món ăn ngon ngày Tết hấp dẫn để góp phần thêm hương vị tươi vui trong không khí ngày xuân gia đình bạn nhé.

Chi Lê tổng hợp