Hãy cùng nhau tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết và những thông tin cơ bản để bạn có thể phòng và điều trị bệnh đúng cách nhé.

bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh lý nguy hiểm và có thể lây lan nhanh, ai cũng có thể mắc bệnh. Ảnh Internet

1. Nguyên nhân của bệnh sốt xuất huyết

  • Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Xảy ra với tất cả mọi người, nhưng trẻ từ 3 đến 10 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất.
  • Một nguyên nhân nữa là do muỗi vằn hút máu người mắc bệnh mang đến cho người lành. Đây là nguyên nhất phổ biến và dễ tạo thành dịch nhất. Đặc biệt là vào mùa mưa, muỗi phát triển sinh sôi nhiều.
  • 4 loại virut sốt xuất huyết: Virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Virus sốt xuất huyết sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Khi bạn bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày.

Biến chứng bệnh

    • Gây đau nhức rất trầm trọng ở cơ và khớp.
    • Có thể gây chảy máu nặng, giảm huyết áp đột ngột (sốc) và tử vong.
bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm và nguyên nhân chủ yếu là  do virus Dengue. Ảnh Internet

2. Dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết

2.1. Triệu chứng điển hình

  • Sốt cao, lên đến 40, 50 độ.
  • Nhức đầu nghiêm trọng.
  • Đau phía sau mắt.
  • Đau khớp và cơ.
  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Phát ban, da xuất hiện những đốm nhỏ li ti. Khi dùng tay ấn lên không đổi màu, bệnh ngày càng lan rộng cả lòng bàn tay, bàn chân kèm sốt.

2.1. Triệu chứng nguy hiểm

Bạn phải đến gặp bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện những biến chứng này.

  • Tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây vết bầm tím.
  • Các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu. Chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc.
  • Đi đại tiện ra máu và sốt xuất huyết não.
  • Sốt kèm mệt mỏi, ngủ li bì, chân tay lạnh có thể nôn ói hoặc đi ngoài ra máu. Kèm theo chảy máu chân răng, đau bụng và nướu răng.
dấu hiệu của bệnh
Khi thấy các dấu hiệu phát ban, nổi đỏ và kèm theo sốt thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời. Ảnh Internet

3. Điều trị sốt xuất huyết

Với bệnh nhẹ, bạn có thể điều trị tại nhà. Hãy nhớ uống nước đầy đủ và sử dụng thuốc giảm sốt hoặc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.1. Các xét nghiệm

  • Điện giải đồ.
  • Khí máu.
  • Chức năng đông máu.
  • Men gan.
  • X-quang phổi nhằm phát hiện biến chứng tràn dịch phổi.

3.2. Các phương pháp điều trị

  • Bác sĩ có thể kê một số thuốc để giảm sốt đồng thời thuốc này có thể giảm đau cơ khớp cho bạn như paracetamol,…
  • Hạ sốt cho bệnh nhân bằng cách dùng khắn ấm chườm lên trán, hoặc cho uống Paracetamol để hạ sốt.
  • Nên lau mát cơ thể bằng nước ấm để giúp con hạ nhiệt tốt hơn nhé.
  • Truyền dịch nếu người bệnh có biểu hiện như ói mửa nhiều, đau bụng đi cầu… (chú ý về số lượng dịch khi truyền tránh truyền nhiều gây nguy hiểm cho người bệnh).
  • Truyền máu nếu bị bệnh ở trường hợp nặng. Nếu có khả năng tử vong cao thì phải xử trí cấp cứu hỗ trợ như thở oxy tại cơ sở chữa bệnh.
điều trị sốt xuất huyết
Khi bị bệnh bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra và có cách điều trị phù hợp nhất. Ảnh Internet

4. Chăm sóc người mắc bệnh sốt xuất huyết

  • Chọn thức ăn theo ý thích của người bệnh, chia làm nhiều bữa nhỏ và không kiêng khem.
  • Ưu tiên các thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa…
  • Uống thêm nhiều nước, nên uống các loại nước như: Nước lọc, nước cam, chanh, …
  • Nên uống dung dịch oresol, vì ngoài việc bù nước còn bù được một số điện giải bị mất do sốt cao. Có thêm một lượng vitamin C đáng kể, giúp thành mạch máu bền vững, giảm bớt tình trạng xuất huyết các nơi trong cơ thể người bệnh.
  • Nên cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi, không chơi đùa và vân động quá sức để tránh kiệt sức.
  • Theo dõi và cho người bệnh nhập viện kịp thời để bác sĩ chẩn đoán và điều trị đúng cách.
chăm sóc người bệnh
Với người bị sốt xuất huyết bạn nên theo dõi thường xuyên để đưa bệnh nhân vào viện kịp thời. Ảnh Internet

5. Phòng bệnh sốt xuất huyết

  • Nên ở phòng máy lạnh hoặc dọn dẹp phòng sạch sẽ, tránh muỗi vào.
  • Tránh đi ngoài trời lúc bình minh, hoàng hôn và buổi tối, vì khi đó có nhiều muỗi.
  • Mặc quần áo phủ kín. Khi bạn đi vào khu vực muỗi mang mầm bệnh, nên mặc áo sơ mi dài tay, quần dài, vớ và giày.
  • Nên thoa kem chống muỗi ở các vùng da không được quần áo che chắn như cánh tay, mặt, chân và cổ.
  • Làm sạch hồ cá, lu,… thường xuyên cũng như dọn dẹp các vũng nước đọng để không tạo điều kiện cho muỗi phát triển.
  • Đậy kín các dụng cụ chứa nước, hạn chế hoặc vứt bỏ các vật dụng có thể chứa nước mưa.
  • Nếu gia đình có người mắc bệnh, thành viên trong gia đình phải ngủ mùng. Cách ly người bệnh để tránh muỗi đốt người bệnh và truyền virus gây bệnh cho người khác.
  • Phối hợp với địa phương trong các đợt phun xịt hóa chất phòng, chống dịch sốt xuất huyết bùng phát.
  • Dọn dẹp nhà cửa thường xuyên, tránh giăng móc nhiều quần áo.
phòng chống sốt xuất huyết
Phòng chống muỗi đốt là điều quan trọng để bạn phòng bệnh sốt xuất huyết. Ảnh Internet

6. Những lưu ý về bệnh sốt xuất huyết

  • Người bị bệnh không nên ăn, uống những thực phẩm có màu đen hoặc đỏ.
  • Không uống các loại thuốc kháng sinh khác, đặc biệt 2 loại là aspirin và Ibuprofen. Vì có thể gây thêm xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
  • Không cắt lễ hay cạo gió, không quấn kín hoặc mặc áo nhiều khi bệnh nhân đang sốt, không nhịn ăn, uống.
  • Không tự ý truyền dịch tại nhà vì có thể dẫn đến phù nề, suy hô hấp và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Nếu trẻ bị bệnh xuất hiện các dấu hiệu này cần đưa con đến bệnh viện như: Lừ đừ, li bì hoặc bứt rứt, ói nhiều, đau bụng nhiều, xuất huyết, tay chân mát, lạnh. Chỉ cần 1 trong 5 dấu hiệu trên phải đưa ngay bé đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.
  • Dùng kháng sinh với bệnh nhân sốt xuất huyết là điều không cần thiết. Bởi đây là bệnh do virus gây nên, kháng sinh chỉ có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn.
  • Hiện chưa có vắc xin phòng chống sốt xuất huyết. Cách tốt nhất là bảo vệ gia đình khỏi bị muỗi đốt.
  • Virut gây sốt xuất huyết có thể lây qua nhiều đường như: Muỗi đốt, mẹ sang con,… Vì vậy cần phòng chống và điều trị bệnh cách nhanh chóng.
những lưu ý cần nhớ
Bạn cần nắm những thông tin về bệnh sốt xuất huyết để kịp thời phát hiện và điều trị bệnh nhanh chóng. Ảnh Internet

7. Những câu hỏi thường gặp

7.1. Bà bầu bị sốt xuất huyết có gây nguy hiểm cho thai nhi?

  • Nếu mắc bệnh trong thời gian sắp sinh hoặc chuyển dạ có thể ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh. Một số trẻ sẽ bị lây bệnh sốt xuất huyết từ mẹ và có dấu hiệu như: Hạ huyết áp, giảm tiểu cầu, chảy máu…
  • Sốt xuất huyết lúc mang thai có thể gây sinh non, trẻ nhẹ cân… Nếu mẹ bị sốt xuất huyết trong quá trình chuyển dạ thì trẻ có thể sốt xuất huyết trong 2 tuần sau đó.
  • Không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Nếu cơ thể mẹ sốt từ 38,5 độ C trở lên và kéo dài thì mới ảnh hưởng đến bé.
  • Có thể áp dụng các biện pháp khống chế và kiểm soát thân nhiệt như: Chườm đá, dùng thuốc hạ sốt dành riêng cho phụ nữ mang thai hoặc nới lỏng quần áo.
  • Cần theo dõi bệnh kỹ càng, nghỉ ngơi và tránh làm việc quá sức. Ngoài ra, bà bầu cần uống nhiều nước hơn bình thường để bù nước và chất điện giải thất thoát do sốt.
  • Cần đi đến các bệnh viện có uy tín và khám chuyên khoa sản để được xác định mức độ của bệnh.
bà bầu bị sốt xuất huyết
Bà bầu bị sốt xuất huyết có thể sẽ gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi nếu không điều trị kịp thời. Ảnh Internet

7.2. Chế độ dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết?

7.2.1. Tăng cường uống nước

Người bệnh nên uống các loại nước trái cây, nước quả ép (như cam, bưởi, nước chanh, nước dừa) giúp thành mạch bền tốt hơn sẽ làm tình trạng bệnh giảm đi.

  • Nước cam: Chứa nhiều năng lượng và vitamin, có thể giúp tiêu hóa, làm tăng lượng nước tiểu và tăng cường kháng thể giúp phục hồi nhanh.
  • Nước chanh: Giúp loại bỏ các độc tố ra khỏi cơ thể, đồng thời tăng sức đề kháng cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết nhanh bình phục sức khỏe.
  • Nước dừa: Nguồn nước tự nhiên, có các khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Uống nước dừa có thể bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.
  • Nước lá đu đủ: Nghiền lá đu đủ, sau đó lọc chắt lấy nước uống cũng có tác dụng tốt cho bệnh nhân sốt xuất huyết. Vì đu đủ giúp cơ thể sản sinh tiểu cầu nhanh hơn ở bệnh nhân sốt xuất huyết.
uống nhiều nước
Khi bị bệnh, cần uống nhiều nước và bổ sung các loại nước trái cây giúp cải thiện sức khỏe. Ảnh Internet

7.2.2. Chế độ ăn

  • Bệnh nhân cần ăn những thức ăn lỏng và mềm như: ăn cháo, soup vừa giàu dinh dưỡng lại dễ hấp thu.
  • Nên nấu cháo ngũ cốc để đổi vị cho người bệnh bởi hàm lượng chất xơ và giá trị dinh dưỡng của ngũ cốc giúp người bệnh có đủ sức chống lại căn bệnh.
  • Nếu trẻ bị dưới 6 thàng cần bú mẹ thường xuyên và nhiều hơn.
  • Nên ăn cân đối đầy đủ dinh dưỡng, nhất là thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất… Bổ sung các món ăn giàu chất đạm từ trứng, thịt, sữa… thực phẩm giàu vitamin A, giàu kẽm (thịt bò, gà…) để tăng sức đề kháng.
  • Cà rốt, dưa chuột và các loại rau lá khác rất tốt cho người bị sốt xuất huyết. Những loại rau này chứa các vitamin và khoáng chất cần thiết giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm đau.
  • Kiêng những thức ăn nhiều mỡ béo, xào rán, có gia vị chua cay vì chúng thường gây khó tiêu.
  • Tránh xa các loại nước nhiều đường, không sử dụng mật ong và các loại đường tự nhiên khác…
  • Người bệnh nên tránh xa rượu bia, thuốc lá và giảm lượng caffeine.
sốt xuất huyết nên kiêng gì
Khi bị sốt xuất huyết người bệnh nên hạn chế đồ dầu mỡ, nước uống có ga và những chất kích thích để sức khỏe nhanh hồi phục. Ảnh Internet

Qua những thông tin về bệnh sốt xuất huyết được chia sẻ trong bài viết này, Chuyên mục Sức khỏe hy vọng sẽ giúp bạn nắm vững được các kiến thức cơ bản về bệnh lý này để bảo vệ gia đình. Chúc bạn và cả nhà luôn khỏe mạnh và nhớ phòng tránh muỗi đốt cho cả nhà mình nhé.

Chi Lê tổng hợp