1. Rối loạn tiền đình là gì?

1.1. Tiền đình là gì?

  • Tiền đình là hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai. Được điều khiển bởi các nhóm thần kinh cao cấp nằm trong não bộ. Nhiệm vụ chính là duy trì tư thế, dáng bộ, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Khi di chuyển hay cúi, xoay người,… tiền đình sẽ nghiêng lắc theo các động tác này để giữ tư thế thăng bằng cho cơ thể.
  • Các tín hiệu âm thanh được chuyển từ dạng cơ học sang dạng xung thần kinh để dẫn truyền theo dây thần kinh thính giác (dây số 8) truyền về não. Tạo hình 3D trong không gian, giúp cơ thể nhận biết vị trí của mình trong không gian 3 chiều.
rối loạn tiền đình
Tiền đình là hệ thống thuộc hệ thần kinh, nằm ở phía sau hai bên ốc tai. Ảnh Intrenet

1.2. Bệnh rối loạn tiền đình là gì?

Đây là một bệnh lý gây ra trạng thái mất cân bằng về tư thế. Tổn thương dây thần kinh số 8. Vì vậy sẽ khiến người bệnh thường xuyên bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, buồn nôn, đi đứng lảo đảo,… Bệnh thường xuyên tái phát, làm ảnh hưởng tới công việc và chất lượng cuộc sống.

Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

  • Bệnh không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt, công việc của bệnh nhân mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
  • Cơ thể sẽ luôn mệt mỏi và cũng là nguyên nhân để các bệnh lý khác xuất hiện.
  • Dễ nổi nóng vô cớ với những người xung quanh.
  • Rất có thể biến chứng và gây ra điếc.
  • Gây nguy hiểm khi bạn tham gia giao thông…
  • Khi bị bệnh, nếu cố gắng đi lại thì bạn có thể bị ngã, gây chấn thương trầy xước da hay thậm chí là gãy tay, chân, chấn thương sọ não (do đập đầu vào vật cứng/ nền đất cứng),…
  • Biến chứng nguy hiểm: Đột quỵ do máu lên não kém.
bệnh rối loạn tiêu hóa
Bệnh rối loạn tiêu hóa là do bị tổn thương dây thần kinh số 8. Ảnh Internet

2. Bệnh có mấy loại?

  • Rối loạn tiền đình ngoại biên

Nguyên nhân do tổn thương tai trong, dây thần kinh tiền đình hoặc bệnh lý tắc mạch máu ở vùng sau cổ. Triệu chứng thường gặp nhất là khi bạn thay đổi tư thế sẽ thường bị chóng mặt. Bệnh loại này khá lành tính, chỉ làm cho người bệnh khó chịu trong sinh hoạt nhưng vẫn còn tỉnh táo trong di chuyển.

  • Rối loạn tiền đình trung ương

Nguyên nhân là do tổn thương nhân tiền đình hoặc đường dây liên hệ của các nhân dây tiền đình ở thân não và tiểu não. Nó thường được biểu hiện qua một số dấu hiệu như: Đi lại khó khăn, choáng váng khi thay đổi tư thế, hay bị sa sẩm mặt mày…

phân loại
Bệnh có 2 loại là rối loạn tiền đình ngoại biên và rối loạn tiền đình trung ương. Ảnh Internet

3. Nguyên nhân rối loạn tiền đình

Bạn cần xác định rõ nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh trước khi điều trị rối loạn tiền đình.

3.1. Những nguyên nhân gây bệnh

  • Huyết áp thấp, tai biến, thiếu máu, các bệnh về tim mạch,… gây tắc nghẽn mạch máu, lượng máu lên não kém.
  • Khi căng thẳng, mất ngủ, áp lực công việc làm tổn thương hệ thống thần kinh. Khi đó, dây thần kinh số 8 bị tổn hại, hệ thống tiền đình sẽ nhận được thông tin không chính xác và sẽ hoạt động sai, rối loạn.
  • Chấn thương đầu.
  • Do yếu tố di truyền.
  • Nguyên nhân do các bệnh như u não, u dây thần kinh, viêm dây thần kinh, viêm tai giữa,…
nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng bệnh rối loạn tiền đình. Ảnh Internet

3.2. Những người có nguy cơ bị bệnh cao

  • Người cao tuổi bị suy giảm chức năng một số cơ quan. Ứớc tính có khoảng 35% người lớn từ 40 tuổi trở lên (69 triệu người) mắc phải tình trạng rối loạn tiền đình.
  • Người quá béo hoặc quá gầy đều có nguy cơ mắc rối loạn tiền đình.
  • Bị mất máu nhiều, quan hệ tình dục không đều đặn, uống quá nhiều rượu bia, cơ thể nhiễm độc hoặc sử dụng một số loại thuốc,…
  • Tiền sử bị chóng mặt. Nếu đã từng bị chóng mặt thì bạn có nguy cơ cao bị chóng mặt trong tương lai, tái đi tái lại nhiều lần.
  • Những người làm việc trong môi trường văn phòng như dân công sở, học sinh sinh viên… do ngồi nhiều, ít vận động làm tắc nghẽn hoặc co thắt động mạch cột sống thân nền dẫn đến rối loạn tuần hoàn gây thiếu máu nuôi vùng não bộ và bị rối loạn tiền đình.
  • Môi trường có quá nhiều tiếng ồn, thời tiết chuyển mùa (nóng – lạnh đột ngột), ít vận động,…
  • Người thường bị căng thẳng, stress.
  • Phụ nữ tiền mãn kinh.
đối tượng
Bệnh thường xuất hiện với những người tuổi cao hay phụ nữ tiền mãn kinh. Ảnh Internet

4. Triệu chứng rối loạn tiền đình

  • Biểu hiện rối loạn tiền đình về đầu óc, stress cho dù ở mọi lứa tuổi, giới tính cũng là những đối tượng có khả năng mắc bệnh cao.
  • Chóng mặt kèm theo hoa mắt.
  • Rối loạn thị giác như nhìn mờ, hoa mắt, nhạy cảm với ánh sáng…
  • Không làm chủ được tư thế, choáng váng, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đặc biệt là khi xoay người.
  • Dễ ngã do mất cân bằng và mất định hướng không gian.
  • Buồn nôn hoặc nôn, đau đầu, tê chân, không tập trung và mau quên.
  • Nhịp tim, nhịp thở nhanh, hay hồi hộp, đánh trống ngực, huyết áp cao hoặc huyết áp thấp…
  • Một số trường hợp có thêm các triệu chứng như: Đau đầu nhiều, tay chân tê, run rẩy,…
triệu chứng rối loạn tiền đình
Rối loạn tiền đình sẽ xuất hiện những triệu chứng như chóng mặt, đau đầu, mất cân bằng. Ảnh Internet

5. Phòng bệnh hiệu quả

  • Khi đang di chuyển bằng xe ôtô, xe buýt hoặc tàu lửa. Hạn chế đọc sách, sử dụng điện thoại hay làm việc trên máy tính.
  • Mang theo kính mát và đội mũ khi tiếp xúc với ánh sáng.
  • Tránh đi máy bay nếu đang bị viêm xoang, viêm tai hoặc tai bị tắc nghẽn.
  • Không nghe nhạc với âm thanh lớn, tránh nơi có nhiều tiếng ồn.
  • Tăng cường tập thể dục thể thao nhằm tăng cường lưu thông tuần hoàn não.
  • Hạn chế stress, căng thẳng trong sinh hoạt và lao động.
  • Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày. Tránh để tình trạng cơ thể quá thiếu nước.
  • Hạn chế uống bia, rượu, hút thuốc lá.
  • Không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống đột ngột.
  • Nên tắm rửa bằng nước ấm trong buồng kín gió, giữ ấm cơ thể trong mùa lạnh.
  • Tránh ngồi quá lâu ở một vị trí mà không thay đổi tư thế.
phòng bệnh
Phòng bệnh hơn chữa bệnh là điều cần phải có, hãy luôn có chế độ sinh hoạt khoa học. Ảnh Internet

6. Điều trị rối loạn tiền đình

6.1. Một số xét nghiệm cần thực hiện

  • Điện ký rung giật nhãn cầu (ENG)

Quy trình bao gồm các xét nghiệm điện và sử dụng các điện cực nhỏ đặt lên vùng da xung quanh mắt. Bác sĩ sẽ đo chuyển động của mắt để đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hay các vấn đề về thần kinh.

  • Xét nghiệm xoay vòng.

Một phương pháp để đánh giá sự phối hợp hoạt động của mắt và tai trong. Xét nghiệm này sử dụng kính video hoặc các điện cực để theo dõi chuyển động của mắt khi đầu di chuyển.

  • Đo âm ốc tai (OAE)

Xét nghiệm cung cấp thông tin về các tế bào lông chuyển động trong ốc tai làm việc như thế nào. Thực hiện bằng cách đo sự đáp ứng của các tế bào với một loạt các kích thích âm thanh được tạo ra bởi một loa nhỏ đặt vào trong ống tai.

  • MRI

Phương pháp chụp cộng hưởng từ tạo ra hình ảnh cắt ngang các mô cơ thể. Nhằm phát hiện các khối u, tai biến và sự bất thường về mô mềm khác.

điều trị bệnh
Bạn cần phải được xét nghiệm và tiến hành những cuộc kiểm tra để biết tình trạng bệnh. Ảnh Internet

6.2. Cách điều trị

  • Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình

Áp dụng các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt. Từ đó rèn luyện bộ não giúp nhận biết, xử lý và phối hợp hoạt động các tín hiệu từ hệ tiền đình.

  • Tập thể dục

Các bài tập chuyên biệt phù hợp với từng bệnh nhân nhằm phục hồi chức năng tiền đình. Ngoài ra tập thể dục còn giúp bệnh nhân giảm bớt căng thẳng cũng như cải thiện lưu thông tuần hoàn não. Chính vì vậy chế độ tập luyện là một phần quan trọng của quá trình điều trị.

  • Điều chỉnh chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống khoa học có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát triệu chứng ở một số trường hợp bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến bệnh đau nửa đầu (migraine).

điều trị rối loạn tiền đình
Bạn nên tập các bài thể dục và điều chỉnh chế độ ăn uống để phục hồi chức năng tiền đình. Ảnh Internet
  • Thuốc trị rối loạn tiền đình

Xác định thời điểm bị bệnh ở giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (kéo dài liên tục). Từ đó sẽ có những chỉ định về thuốc điều trị phù hợp.

  • Phẫu thuật

Được chỉ định khi các phương pháp khác không đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng tiền đình.

7. Cách chăm sóc người bệnh

7.1. Một số phương pháp điều trị dân gian

  • Ngâm chân bằng nước nóng: Giúp thúc đẩy quá trình lưu thông khí huyết, giảm căng thẳng và ngăn ngừa các hiện tượng chóng mặt.
  • Ấn huyệt: Ấn vào các huyệt ấn đường (giữa 2 lông mày), huyệt hợp cốc, nội quan, tam âm giao… mỗi lần từ 5 đến 10 phút sẽ giúp giảm ngay hoa mắt, chóng mặt.
  • Đi bộ 30 phút mỗi ngày.
  • Massage nhẹ nhàng vùng trán, 2 bên ổ mắt, sau gáy và đỉnh đầu 10 – 20 phút mỗi ngày.
đi bộ mỗi ngày
Đi bộ mỗi ngày và massage nhẹ nhàng cũng có thể hỗ trợ điều trị rối loạn tiền đình. Ảnh Internet

7.2. Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

  • Nên ăn nhạt hơn bình thường.
  • Bổ sung hoặc ăn các thực phẩm chứa nhiều axit folic như: Súp lơ, măng tây, dưa lê, đậu tương…
  • Ăn các loại hạt ngũ cốc: Cung cấp lượng đường và muối tự nhiên cho cơ thể.
  • Nên ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B6: Thịt gà bỏ da, cá, cam, táo, chuối…
  • Các thực phẩm nhiều vitamin C như: Cam, chanh, bưởi, kiwi, dứa, dâu tây…
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như: Nấm, trứng, sữa…
  • Uống nhiều đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù nước cho cơ thể.

7.3. Thực phẩm không nên ăn

  • Không nên ăn quá nhiều đường và muối.
  • Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu.
  • Không nên ăn nhiều chất béo, đặc biệt là các loại đồ ăn nhanh nhiều dầu mỡ.
  • Tránh xa thuốc lá.
cần lưu ý về chế độ ăn uống
Cần lưu ý về chế độ ăn uống để giảm tình trạng bệnh, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ảnh Internet

Rối loạn tiền đình làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và nguy cơ gặp phải những biến chứng khó lường.  Qua bài viết này, chắc chắn bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để hiểu hơn về căn bệnh này. Chia sẻ ngay với bạn bè người thân để cùng có những nhận thức đúng đắn về bệnh và có được những phát hiện, xử lý kịp thời nhé.

Chi Lê tổng hợp