1. Chế độ ăn cho người tiểu đường

1.1. Vì sao cần phải thiết lập chế độ ăn cho người tiểu đường?

Bệnh tiểu đường khởi phát là do thiếu hụt hoặc không đáp ứng đủ insulin. Bệnh có liên quan chặt chẽ đến chế độ ăn uống. Khi insulin không đủ, chất dinh dưỡng glucose hấp thụ thông qua thức ăn không được sử dụng, mỗi tế bào của cơ thể bị thiếu dinh dưỡng. Mặt khác, glucose không được sử dụng sẽ tăng lên và tích tụ nhiều trong máu. Tình trạng này sẽ làm tăng đường huyết. Nếu bệnh nhân để tình trạng này tiếp diễn, các biến chứng nguy hiểm sẽ xảy ra. Vì vậy để phòng bệnh này thì bạn cần phải điều chỉnh lượng thức ăn hấp thụ và thay đổi cách ăn uống để không thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết. Việc thay đổi và điều chỉnh chế độ ăn uống cho người tiểu đường là điều cực kỳ quan trọng.

nguyên nhân
Chế độ ăn uống rất quan trọng trong việc điều trị và cải thiện của người bị tiểu đường. Ảnh Internet

1.2. Vai trò của việc thiết lập chế độ ăn cho người tiểu đường?

Khi có chế độ ăn uống phù hợp thì nó có thể điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Mục đích lớn nhất đó chính là phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Các biến chứng có thể là những tổn thương như: Bị mất thị giác hoặc cần phải chạy thận, sinh hoạt bất tiện và tuổi thọ cũng sẽ ngắn hơn.

Khi bệnh nhân duy trì tốt chế độ ăn uống, kiểm soát đường huyết trong tình trạng tốt. Bạn có thể sống cùng bệnh mà không có biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, nhiều bệnh nhân hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng bệnh chỉ qua chế độ ăn uống. Nếu không đồng thời điều trị và duy trì tốt chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường, hiệu quả điều trị sẽ không cao.

2. Chế độ ăn kiêng cho người tiểu đường

2.1. Biết rõ lượng năng lượng cần thiết cho cơ thể

Nếu muốn ngăn chặn chỉ số đường huyết tăng cao và duy trì ở trạng thái bình thường. Bệnh nhân cần phải biết chính xác lượng năng lượng cần thiết cho một ngày và không hấp thụ dư. Lượng năng lượng cần thiết mỗi ngày được xác định sau khi xem xét về các vấn đề như: Tuổi tác, giới tính, chiều cao, cân nặng, lượng hoạt động thể chất và sau đó chỉ định cho bệnh nhân (gọi là lượng năng lượng chỉ định).

Biết rõ lượng năng lượng cần thiết cho cơ thể
Biết rõ lượng năng lượng cần thiết cho cơ thể mỗi ngày để ngăn chặn chỉ số đường huyết tăng cao. Ảnh Internet

2.2. Kiểm soát bữa ăn cho người tiểu đường

Bạn nên kiểm tra những bữa ăn trước khi chuẩn bị một thực đơn ăn uống. Nên viết ra lượng thực phẩm ăn, phân chia và kiểm tra kỹ xem đã có sự cân bằng dinh dưỡng hay chưa. Việc viết ra trọng lượng của một đơn vị thực phẩm thường xuyên sử dụng và tạo thành một danh sách ăn uống khoa học. Tạo thực đơn thay đổi theo mùa và theo sở thích của bản thân. Từ đó làm phong phú và thoải mái với việc điều trị bằng chế độ ăn uống.

2.3. Phân chia các chất dinh dưỡng

Cần cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mỗi dưỡng chất đều có những giá trị dinh dưỡng riêng. Để duy trì sức khỏe tốt bạn nên chia lượng năng lượng được chỉ định thành các chất dinh dưỡng mà không bị dư thừa hoặc thiếu hụt. Nếu cân bằng dinh dưỡng không tốt, sẽ mắc các bệnh như: Rối loạn lipid máu, bệnh thận mãn tính, loãng xương, xơ vữa động mạch,…

Điều quan trọng là số lượng bữa ăn nên nhiều hơn 3 bữa ăn. Số lượng đơn vị nên được phân chia đều như nhau để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng. Không nên ăn nhiều vào bữa tối và giảm bớt bữa sáng sẽ làm xáo trộn sự kiểm soát lượng đường trong máu.

Lưu ý: Khi tỷ lệ carbohydrate là 55%, 50%. Hãy chú ý không để lượng protein và chất béo quá nhiều.

chế độ ăn cho người tiểu đường
Đơn vị thức ăn nên được phân chia đều như nhau để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng. Ảnh Internet

3. Chế độ ăn cho người tiểu đường tuýp 2

Tiểu đường có 2 thể:

  • Thể phụ thuộc Insulin (type I): Thường gặp ở người trẻ tuổi, người gầy và thường có nhiều biến chứng.
  • Thể không phụ thuộc Insulin (type II): Thường gặp ở người tuổi trên 40, người béo và ít biến chứng.

Nguyên tắc cơ bản là hạn chế gluxit (chất bột đường) để tránh tăng đường huyết sau khi ăn. Hạn chế vừa phải chất béo nhất là các axit béo bão hoà để tránh rối loạn chuyển hoá. Chế độ ăn của người bệnh phải xây dựng sao cho cung cấp được một lượng đường tương đối ổn định.  Nhưng quan trọng nhất là phải điều độ và hợp lý về giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. Bệnh nhân tiểu đường cũng có nhu cầu năng lượng giống như người bình thường. Nhưng tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người mà sẽ có những thay đổi tăng, giảm khác nhau. Tuy nhiên cũng có những điểm chung như:

  • Tùy theo tuổi, giới.
  • Tuỳ theo loại công việc (nặng hay nhẹ).
  • Tuỳ theo thể trạng (gày hay béo).
  • Mức nhu cầu năng lượng chung cho bệnh nhân điều trị là 25Kcal/kg/ngày.
tuýp 2
Bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 phải điều độ giờ giấc và số lượng thức ăn trong các bữa chính và phụ. Ảnh Internet

4. Tỷ lệ các thành phần năng lượng

  • Protein (chất đạm): Lượng protein nên hấp thụ là 0,8g/kg/ngày với người lớn. Nếu có quá nhiều đạm sẽ không tốt cho người bệnh, nhất là người có bệnh lý thận sớm. Trong chế độ dinh dưỡng của tiểu đường tỷ lệ protein nên đạt 15 – 20% năng lượng khẩu phần.
  • Lipit (chất béo): Nên ăn chất béo vừa phải và giảm chất béo động vật vì nó chứa nhiều axit béo bão hoà. Các chất axit béo bão hoà dễ gây xơ vữa động mạch nhưng mặt khác chất béo lại cung cấp năng lượng (bù lại phần năng lượng do gluxit cung cấp). Nên ăn các axit béo chưa bão hoà trong các loại dầu thực vật như: Dầu mè (vừng), dầu đậu nành, dầu hướng dương,… Tỷ lệ năng lượng của chất béo nên là 25% tổng số năng lượng khẩu phần và không nên vượt quá 30%. Việc kiểm soát chất béo trong khẩu phần ăn còn giúp cho ngăn ngừa xơ vữa động mạch.
  • Gluxit (chất bột đường): Trong bệnh tiểu đường, đường huyết có chiều hướng tăng vọt sau khi ăn nhưng lại không chuyển hoá được để cung cấp năng lượng cho cơ thể. Vì vậy bạn nên có chế độ ăn hạn chế gluxit (chất bột đường). Nên sử dụng các loại gluxit phức hợp dưới dạng hạt và khoai củ. Hết sức hạn chế các loại đường đơn và các loại thức ăn có hàm lượng đường cao như: Bánh, kẹo, nước ngọt,… Tỷ lệ năng lượng do gluxit cung cấp nên đạt 50 – 60% tổng số năng lượng.
giá trị dinh dưỡng
Bạn cần biết cách lựa chọn khẩu phần ăn phù hợp để có giá trị dinh dưỡng cân đối. Ảnh Internet

5. Nguyên tắc dinh dưỡng

  • Nhóm ngũ cốc, khoai củ và các loại đường bột: Thực phẩm nhóm này cung cấp năng lượng nhưng có ít vitamin C, A, D và chất béo. Bạn nên hạn chế khoai tây, miến dong, bánh mỳ, bánh ngọt,… vì dễ làm tăng đường huyết.
  • Nhóm sữa, thịt, cá, trứng, đậu đỗ khô và các chế phẩm của chúng: Nhóm cung cấp chất đạm, phốt pho, sắt và vitamin. Bạn cần chọn thịt nạc, không ăn thịt mỡ. Thịt gà thì bỏ da. Tăng cường ăn các loại đạm thực vật như: Đậu phụ, sữa đậu nành không đường,…
  • Nhóm dầu, mỡ, các loại hạt có dầu: Cung cấp chất béo, cho năng lượng cao, tăng hấp thu vitamin tan trong dầu. Bạn nên tăng cường ăn dầu thực vật (dầu đậu nành, vừng, dầu oliu) vì dầu chứa nhiều axít béo. Hạn chế dùng mỡ, bơ, óc, lòng, phủ tạng động vật, đồ hộp,…
  • Nhóm rau, quả: Cung cấp chất xơ, vitamin, acid amin và chất khoáng. Người bệnh cần ăn rau, quả chín, nên ăn nhiều món rau trộn sa lát, luộc hay kết hợp với ngũ cốc. Bổ sung thêm khổ qua (mướp đắng), tảo spirulina,…

Nguyên tắc trong ăn uống:

  • Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa để tránh tình trạng đường huyết tăng đột ngột.
  • Ăn uống điều độ, đúng giờ, không nên để quá đói, hoặc quá no.
  • Không nên thay đổi quá nhanh, quá nhiều cơ cấu và khối lượng các bữa ăn hằng ngày.
  • Cần vận động sau khi ăn, tránh nằm, ngồi một chỗ sau ăn.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao để đảm bảo sức khỏe, hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
người tiểu đường ăn uống
Bạn nên chú trọng đến các nhóm thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho người tiểu đường. Ảnh Internet

6. Người bị tiểu đường nên ăn gì?

  • Gạo lứt (gạo xay dối): Chứa nhiều chất xơ hòa tan, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra chậm hơn. Đồng thời, gạo lứt còn có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường nên không làm tăng đường huyết đột ngột.
  • Yến mạch: Đây là loại thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Bạn nên sử dụng yến mạch nguyên hạt hoặc cán mỏng. Yến mạch mang lại hàm lượng chất xơ hòa tan cao và có thể chế biến thành nhiều món ăn.
  • Hạt chia (hạt lanh): Hạt chia là nguồn cung cấp nhiều chất xơ hòa tan, vitamin K, sắt, omega – 3… Nó kiểm soát đường huyết và giúp ngăn ngừa các biến chứng tim mạch. Cải thiện tình trạng bệnh xương khớp, giảm huyết áp…
  • Khoai lang: Khoai lang làm giảm lượng đường huyết do tăng khả năng hoạt động của insulin. Loại củ này còn có lượng calo tương đối thấp, rất an toàn với người tiểu đường. Ngoài ra nó cũng phù hợp với người muốn giảm cân, giảm béo bụng.
  • Đậu đỗ: Là loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Đặc biệt tốt cho người muốn kiểm soát mức đường huyết và cân nặng.
  • Rau xanh và trái cây: Nhiều chất xơ, khoáng chất, và vitamin tự nhiên rất dồi dào. Đây là những thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao. Có tác dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch của cơ thể. Một số loại rau củ như: Cải xoăn, cam, chanh, bông cải xanh, rau bina, bưởi, dâu tây và quả việt quất,…
  • Thịt nạc: Có một lượng chất đạm dồi dào nhưng ít chất béo. Nó có tác dụng làm giảm hàm lượng cholesterol xấu. Cá trích, cá hồi, cá rô phi, cá mòi, tôm, sò, thịt gia cầm (không có da) và thịt thăn chính là nguồn protein lý tưởng cho người bệnh.
người tiểu đường nên ăn
Bạn nên lựa chọn những loại thực phẩm giúp hạn chế lượng đường. Ảnh Internet

7. Người bị tiểu đường không nên ăn gì?

  • Giảm ăn gạo trắng, bánh mì, miến, bột sắn dây, các loại củ nướng.
  • Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol gây nguy cơ tăng bệnh tim mạch.
  • Không nên ăn thịt lợn mỡ, phủ tạng động vật, da của gia cầm, kem tươi, dầu dừa, mứt, sirô, các loại nước có ga…
  • Hạn chế tối đa các loại hoa quả sấy khô, mứt hoa quả… bởi nó chứa một lượng đường rất cao, không hề tốt cho sức khỏe người bệnh.
  • Không nên ăn thịt đỏ như: Thịt bò, thịt cừu, xúc xích,… có thể làm tăng 26 – 40% nguy cơ mắc tiểu đường.
  • Hạn chế các thực phẩm ngọt như: Bánh, kẹo, nước ngọt có ga,… Chúng sẽ khiến lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cho phép, bệnh sẽ trầm trọng hơn.
  • Những người bị tiểu đường nên tránh các loại rau củ giàu tinh bột hoặc các loại thực phẩm nhiều carbohydrate như khoai tây và ngô. Khoai tây vì nó chứa nhiều Glycemic Index – chất làm tăng nhanh hơn và nhiều hơn lượng đường trong máu. Làm tăng sự phá hủy các tế bào tuyến tụy giúp sản sinh hormone insulin cần thiết cho chuyển hóa đường trong máu.
  • Với hàm lượng cholesterol cao trong mỡ động vật, bơ, phomat,… sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Tránh xa thuốc lá vì nó có thể ảnh hưởng đến tuyến tụy, giảm khả năng sản sinh insulin và điều chỉnh đường huyết.
không nên ăn
Hạn chế các thực phẩm chứa chất béo bão hòa, nhiều cholesterol, đồ ăn nhanh. Ảnh Internet

Với những thông tin trên về chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường, hy vọng sẽ giúp người bệnh có một sức khỏe ổn định nhất. Hãy lên cho mình một chế độ ăn uống hợp lý, đảm bảo rằng nó có thể giúp ích cho tình trạng bệnh của mình. Chắc chắn bạn sẽ có sức khỏe tốt hơn khi ăn uống khoa học và cân đối giữa các chất dinh dưỡng nhé.

Chi Lê tổng hợp