Nếu bạn muốn biết các cách trị ho hiệu quả và nhanh nhất thì đầu tiên nên tìm hiểu những nguyên nhân gây nên các triệu chứng ho này. Từ các nguyên nhân này bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn cho mình cách điều trị phù hợp nhất. Hãy cùng tham khảo ngay với Chuyên mục Sức khỏe hôm nay nhé.

1. Nguyên nhân gây ho

  • Ho do virus: Khi cảm lạnh, triệu chứng ho xuất hiện. Các virus sẽ xâm nhập vào cơ thể và cư ngụ trong phần chất nhầy ở cổ họng gây viêm, tổn thương niêm mạc.
  • Hen suyễn: Xuất hiện những cơn ho vào ban đêm, thở khò khè, khó thở và thường xuyên tỉnh giấc giữa đêm.
  • Ho kèm ợ nóng: Đau họng hoặc ho giữa đêm. Miệng có mùi khó chịu do axit phân hủy thức ăn thừa.
  • Bệnh ho gà : Sẽ khiến bạn ho liên tục, không kiểm soát, tiếng khò khè. Nguyên nhân là do vi khuẩn, chúng có thể lây lan từ người sang người qua đường hô hấp.
  • Ho do bệnh lao: Khi bị lao cơn ho sẽ kéo dài dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, giảm cân nhanh, ra mồ hôi vào ban đêm và ho ra máu.
  • Vấn đề về tim: Khi tim bất thường gây khó thở, ho khò khè, dai dẳng, cơ thể mệt mỏi, và có hiện tượng giữ nước. Những triệu chứng này có thể do bệnh suy tim.
  • Ung thư phổi: Bạn sẽ bị ho kéo dài hơn 3 tuần, tình trạng tệ dần và kèm theo máu, khó thở không rõ nguyên nhân, sụt cân nhanh, tức ngực, mệt mỏi thường xuyên.
nguyên nhân
Bạn phải tìm hiểu nguyên nhân gây triệu chứng ho để có cách điều trị đúng. Ảnh Internet

2. Cách trị ho theo từng đối tượng

2.1. Cách trị ho cho trẻ

Trẻ bị ho khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng vì không biết làm sao để trị dứt điểm. Đây là triệu chứng hay bị lạm dụng thuốc kháng sinh trong điều trị nhiều nhất. Điều này gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ và cũng có thể gây ra hiện tượng kháng kháng sinh sau này. Dưới đây là một số cách trị ho hiệu quả cho trẻ mà không lạm dụng kháng sinh.

2.1.1. Chanh đào mật ong

Sự kết hợp thơm ngon khiến nhiều bé rất thích. Mỗi lần cho bé uống 2 – 3 muỗng cà phê, ngày uống 2 lần sẽ giúp trẻ hết ho nhanh chóng.

Lưu ý: Mật ong sống chỉ nên dùng cho bé trên một tuổi. Với bé dưới 1 tuổi, mẹ có thể thay bằng đường phèn để an toàn hơn.

Chanh đào mật ong
Chanh đào mật ong dễ uống giúp trị ho cho trẻ em hiệu quả và nhanh chóng. Ảnh Internet

2.2.2. Tắc (quất)

Tắt có tính ấm, tác dụng làm long đờm, trị ho thường được dùng làm thuốc chữa các bệnh về tiêu hóa và hô hấp…
Với 2, 3 quả tắc xanh, rửa sạch, cắt nhỏ để nguyên cả vỏ và hạt. Cho thêm 3, 4 muỗng đường phèn hoặc mật ong nguyên chất vào rồi chưng cách thủy cho đến khi tắc chín, khoảng 30 phút. Chắt lấy nước để nguội cho bé uống, mỗi lần khoảng 2 – 3 muỗng.

2.2.3. Nghệ tươi

Giã nhỏ nghệ, thêm nước lọc, 5g đường phèn đưa vào chưng cách thủy 10 phút. Cho bé uống mỗi lần nửa muỗng tùy vào độ tuổi của bé. Bạn hãy cho bé uống 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi bệnh.

cách trị ho
Nghệ tươi và đường phèn chưng cách thủy giúp bé hết ho sau vài lần uống. Ảnh Internet

2.2.4. Chanh

Cắt nhỏ chanh cả vỏ và một muỗng canh gừng lát, thêm ít nước sôi để ngấm đều, để yên 10 phút. Lọc lấy nước này rồi pha loãng với một ít nước ấm và thêm chút mật ong nguyên chất. Cho con trẻ uống vài lần trong ngày. Đối với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi, nên thêm đường thay vì mật ong.

2.2.5. Trà cam thảo

Cam thảo giúp kháng khuẩn, làm dịu cổ họng. Trà có vị ngọt nên mẹ hãy yên tâm khi cho trẻ uống, kể cả trẻ sơ sinh. Khi uống, cơ thể trẻ sẽ ấm và dịu họng hơn. Không chỉ dùng trị ho mà những lúc thời tiết lạnh bạn cũng nên thường xuyên cho trẻ uống để giữ ấm cơ thể.

cách trị ho bằng cam thảo
Cách trị ho bằng cam thảo giúp kháng khuẩn, làm dịu cổ họng và giữ ấm cơ thể. Ảnh Internet

2.2.6. Lá húng chanh (tần dày lá)

Lá này có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm có tác dụng trị viêm họng, trừ đờm và trị ho cho trẻ rất hiệu quả.

  • Cách 1:

Bạn giã dập 5 – 10 lá húng chanh (trẻ dưới 6 tháng 5 – 7 lá, trên 6 tháng 8 – 10 lá). Trộn thêm với 2 thìa cafe nước sôi, để cho ngấm rồi gạn lấy nước cho trẻ uống 2 lần/ ngày.

  • Cách 2:

Chọn khoảng 15 – 16 lá húng chanh và từ 4 – 5 quả tắc xanh xay chuyễn. Cho vào thêm 1 ít đường phèn, chưng cách thủy khoảng 20 phút. Cho bé uống liên tục 1 – 2 lần/ ngày đến khi hết ho.

2.2.7. Cam nướng

Đây là cách điều trị ho được nhiều bé yêu thích vì cam nướng có mùi vị rất thơm và dễ ăn. Bạn lấy 1 trái cam tươi màu vàng, ngâm nước muối thật sạch, nướng bằng lò vi sóng rồi bóc vỏ cho bé ăn. Bài thuốc từ thiên nhiên này có công dụng cầm ho và giảm đờm cho bé rất hiệu quả.

Cam nướng
Cam nướng – bài thuốc từ thiên nhiên có công dụng cầm ho và giảm đờm cho bé. Ảnh Internet

2.2. Cách trị ho ở người lớn

2.2.1. Cách trị ho bằng gừng và muối

  • Đây là bột đôi kết hợp hoàn hảo giúp tăng cường khả năng trị ho, vì muối có khả năng hoạt động trên lớp niêm mạc của cổ họng, chống lại sự phát triển của vi khuẩn.
  • Bạn cần giã nát gừng, cho muối, nước vào và đem đun lên cho đến khi chỉ còn 1/2 lượng nước so với ban đầu. Lọc lấy nước và uống hằng ngày khi còn ấm.

2.2.2. Lá me + chanh tươi + gừng

  • Hỗn hợp giúp làm dịu họng, ấm đường hô hấp từ đó làm giảm cơn ho nhanh chóng.
    Đem lá me rửa sạch, gừng gọt rồi thái lát mỏng.
  • Cho lá me và gừng vào ấm nước đun sôi cho đến khi chỉ còn 1/2 lượng nước so với ban đầu. Cho thêm đường và nước cốt chanh vào và uống.
Lá me + chanh tươi + gừng trị ho
Lá me + chanh tươi + gừng làm dịu họng, ấm đường hô hấp từ đó làm giảm cơn ho. Ảnh Internet

2.2.3. Cách trị ho cho người lớn bằng mật ong và tỏi

  • Mật ong kết hợp với tỏi tạo nên một kháng sinh tự nhiên, giúp tiêu diệt vi khuẩn, nấm, virus… gây tổn thương niêm mạc họng dẫn đến chứng ho lâu ngày.
  • Lấy 5 tép tỏi tươi, giã nhuyễn trộn đều với mật ong nguyên chất. Đem hấp cách thủy cho đến khi tỏi chín là được. Sử dụng hỗn hợp 1 lần/ ngày và liên tục trong 1 1 tháng.

2.2.4. Đập phụ

  • Đậu phụ có công dụng chữa ho lâu ngày ở người lớn và chữa trị hiệu quả hơn dùng thuốc. Mỗi ngày chỉ cần ăn một lần, có thể ăn trong bữa ăn hàng ngày hoặc ăn trước khi đi ngủ.
  • Thời gian điều trị khá lâu khoảng 20-30 ngày mới phát huy được tác dụng. Nên sử dụng để điều trị ho cho phụ nữ.
đậu phụ
Đậu phụ chữa trị ho hiệu quả hơn dùng thuốc và nên sử dụng cho phụ nữ. Ảnh Internet

2.2.5. Dùng thuốc tây

Bạn có thể sử dụng một số loại thuốc phổ biến như: Siro, thuốc uống, viên ngậm với công dụng giảm đờm, kháng khuẩn hoặc gây tê. Có các loại sau:

Thuốc giảm ho ngoại biên

  • Thuốc giảm phản xạ ho: Glycerol, viên ngậm, các siro đường mía… làm giảm nhạy cảm của các receptor gây phản xạ ho.
  • Thuốc có tác dụng gây tê: Benzonatat, menthol, lidocain, bupivacain,… Gây tê các ngọn dây thần kinh gây phản xạ ho.

Thuốc giảm ho trung ương

Thuốc Codein, Dextromethorphan,… Làm ức chế trung tâm ho, làm khô và tăng độ quánh của dịch tiết phế quản hiệu quả.

Thuốc chống viêm

Alphachymotrypsin, serrapeptase,… Có hiệu quả chống viêm, giảm phù nề trong cổ họng.

thuốc trị ho
Với người lớn bạn cũng có thể sử dụng các loại thuốc trị ho để nhanh hết. Ảnh Internet

2.2.6. Trị ho với hạnh nhân đào

  • Hạnh nhân đào giúp chữa ho dứt điểm và thậm chí tình trạng ngứa rát cổ họng, đau họng hoặc cảm giác khó thở do đường hô hấp bị tổn thương cũng không còn tồn tại nữa.
  • Trộn hạt hạnh đào và một vài lát gừng thái chỉ. Nhai trực tiếp chúng trong miệng, nhớ nuốt thật từ từ và chậm rãi để tinh chất của chúng ngấm hết vào cổ họng và di chuyển xuống phế quản. Áp dụng 2 lần/ ngày vào sáng và tối sẽ đem lại hiệu quả bất ngờ.

2.2.7. Củ cải trắng

Cho củ cải trắng và gừng tươi xay nhuyễn. Thêm một chút nước lọc, một chút mật ong vào rồi hấp cách thủy khoảng 15 phút. Lọc bỏ bã, lấy nước cho trẻ uống 3 lần/ ngày, mỗi lần 2, 3 thìa cà phê. Bạn cũng có thể chế biến thành nước củ cải luộc, không chỉ trị ho cho trẻ, ho khan, có đờm, còn trị được cả khô mũi, đau họng,…

củ cải trắng
Củ cải trắng trị ho cho trẻ còn trị được cả khô mũi, đau họng,… vô cùng hiệu quả. Ảnh Internet

2.3. Cách trị ho cho bà bầu

Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của mẹ có thể sẽ thay đổi. Mẹ bầu có thể bị ho do cảm hoặc do thay đổi nội tiết. Vì vậy mẹ cần biết những cách trị ho an toàn và không gây ảnh hưởng cho thai nhi.

2.3.1. Sinh hoạt lành mạnh

  • Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn và đừng thức khuya.
  • Uống nhiếu chất lỏng như: Nước lọc, nước trái cây để bổ sung chất lỏng cần thiết cho cơ thể.
  • Bổ sung dinh dưỡng tốt cho mẹ và bé, nên ăn thường xuyên từng bữa nhỏ.
  • Cần tránh xa các chất gây dị ứng tiềm ẩn như: Bụi, mùi mạnh (nước hoa), sản phẩm làm sạch, lông thú,…
  • Nên dùng những thực phẩm tăng cường miễn dịch. Bổ sung thức ăn chứa nhiều vitamin C như uống nước cam, chanh,… hoặc ăn thêm sữa chua và chế độ ăn giàu đạm để tăng cường hệ thống miễn dịch mẹ.

2.3.2. Trị ho cho bà bầu bằng tỏi nướng

  • Tỏi có vị cay, tính ấm giúp sát trùng, kháng sinh. Có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch mẹ bầu và hỗ trợ chữa bệnh hô hấp như: Viêm họng, ho sổ mũi… Chỉ cần dùng nước tỏi nướng uống vài lần sẽ điều trị dứt điểm cơn ho vô cùng hiệu quả.
  • Chuẩn bị 2 tép tỏi nhỏ. Sau đó gói vào trong miếng giấy bạc nhiều lớp. Nướng trong lò vi sóng hoặc trên bếp than trong vòng 20 giây. Để nguội một chút, bỏ vỏ tỏi rồi đem đi nghiền. Cho thêm 1 ít nước vào để tỏi hòa tan ra, uống 3 lần/ ngày để cổ họng bớt đau, giảm triệu chứng ho nhanh chóng.
Trị ho cho bà bầu bằng tỏi nướng
Trị ho cho bà bầu bằng tỏi nướng rất an toàn, nó có tính ấm giúp sát trùng, kháng sinh. Ảnh Internet

2.3.3. Bột nghệ và quất ngâm

Cách trị ho bằng bột nghệ, mẹ làm như sau:

  • Lấy 1/2 cốc nước nóng, pha thêm 1 ít muối. Sau đó pha thêm 1/2 thìa bột nghệ. Khuấy đều và uống 1 lần/ ngày trong 3 ngày liên tục để bảo vệ cổ họng khỏi bị viêm.
  • Ngoài ra, có thể pha 1 thìa bột nghệ vào 1 cốc sữa rồi đun nóng. Uống một ít vào mỗi sáng và tối giúp trị ho cho bà bầu hiệu quả.

Cách trị ho bằng quất ngâm:

  • Quất giữ vỏ và loại bỏ hết hạt. Sau đó cắt thành những lát mỏng rồi xếp vào lọ thủy tinh. Phủ thêm 1 lớp mật ong kín mặt quất, hấp cách thủy lọ quất trong vòng 15 phút.
  • Nên ăn trong vòng 3 – 4 ngày, mẹ bầu sẽ hết ho ngay. Vì trong quất ngâm có chứa hàm lượng pectin, đường và vitamin giúp tiêu diệt vi khuẩn, giảm cơn ho có đờm nhanh chóng.
Cách trị ho bằng quất ngâm
Cách trị ho bằng quất ngâm và bột nghệ để bảo vệ cổ họng bà bầu khỏi bị viêm. Ảnh Internet

2.4. Cách trị ho sổ mũi cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ sơ sinh có dấu hiệu bị ho, các bậc phụ huynh nên chú ý đến sức khỏe của bé. Thay vì quá lo lắng, cha mẹ cần phải biết cách chữa ho an toàn và có cách chăm sóc bé cẩn thận để bé khỏe mạnh và cơn ho sẽ không còn làm ảnh hưởng cho bé.

2.4.1. Xoa dầu lòng bàn chân, ngực, lưng, bụng

Khi trẻ bị ho kèm theo các dấu hiệu như sổ mũi, hắt hơi, khò khè,… Mẹ cần xoa dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân cho trẻ, sau đó đeo tất (vớ) vào. Tiếp đến xoa tiếp ở ngực, bụng, sau lưng (vị trí buồng phổi). Cách này rất hiệu quả trong việc trị ho cho trẻ sơ sinh và có thể sử dụng kết hợp các phương pháp khác.

2.4.2. Dùng đu đủ để trị ho cho trẻ sơ sinh

Hoa đu đủ đực có khả năng chữa ho cho trẻ sơ sinh. Với đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm cao, hoa đu đủ đực có thể nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Đem hoa đu đủ đực xay nhuyễn lấy nước. Cho thêm một ít đường phèn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu này vào hấp cách thủy vfa cho bé uống. Mẹ nên cho bé uống với một lượng vừa phải, không được uống quá nhiều vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Dùng đu đủ để trị ho cho trẻ sơ sinh
Dùng hoa đu đủ để trị ho cho trẻ sơ sinh nhanh chóng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây bệnh. Ảnh Internet

2.4.3. Chữa ho cho trẻ sơ sinh bằng hẹ

Hẹ có tác dụng bổ can thận, làm ấm lưng gối. Vì vậy lá hẹ trị ho cho trẻ rất hiệu quả. Cho lá hẹ và đường phèn vào bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt lấy nước cho bé uống, mỗi lần uống khoảng 2 – 3 thìa cà phê, uống 2 lần/ ngày.

2.4.4. Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho

  • Giữ ấm cho bé: Mẹ nên giữ ấm cho cơ thể trẻ bằng cách mặc áo ấm cho bé. Đồng thời, tắt quạt vào ban đêm để giữ ấm cơ thể của trẻ.
  • Tắm nước ấm: Tắm nước ấm sẽ khiến cho cơ thể trẻ được cân bằng nhiệt độ bên trong và bên ngoài.
  • Cho bé bú sữa nhiều hơn: Tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ. Yếu tố này có vai trò quan trọng giúp đẩy lùi cơn ho, giảm nhanh triệu chứng ho cho trẻ, giúp trẻ hô hấp tốt hơn.
  • Massage ngực và cổ cho bé: Nên thực hiện điều này trước khi trẻ đi ngủ để làm dịu cơn ho.
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho đúng cách để giúp cơn ho không làm bé khó chịu. Ảnh Internet

3. Cách trị ho có đờm

3.1. Gừng chưng đường phèn

  • Đây là cách trị ho có đờm hiệu quả nhất. Gừng khi chưng với đường phèn sẽ loại bỏ hàn khí, làm ấm bụng giúp đẩy lùi cơn ho lâu ngày.
  • Bạn thái gừng lát mỏng, cho thêm đường phèn và đem hấp cách thủy trong khoảng thời gian 15 phút, để nguội là có thể dùng được. Nên ngậm khoảng 2 – 3 lần/ ngày, sau 2 – 3 ngày cơn ho sẽ thuyên giảm.

3.2. Mật ong hấp lá hẹ

  • Khi sử dụng cách trị họ bằng mật ong và lá hẹ này hàng ngày sẽ giảm ho và tiêu đờm hiệu quả.
  • Lấy 1 nắm lá hẹ, rửa sạch, thái nhỏ đem trộn đều cùng mật ong. Đem hầm cách thủy cho đến khi hỗn hợp nhuyễn thì chắt lấy nước mà sử dụng.

3.3. Cách trị ho có đờm cho người lớn

  • Trứng gà chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cơ thể. Cũng chính nhờ những chất này mà các cơn ho do dị ứng hay ho do viêm đều giúp tiêu diệt lượng vi khuẩn tích tụ trong đường hô hấp, đặc biệt là ở cổ họng.
  • Đập trứng ra bát và bổ sung thêm chút dầu ăn, đường rồi đem hấp cách thủy. Nên sử dụng trước khi ngủ và đặc biệt phải ăn khi trứng còn nóng, tránh để nguội.
Cách trị ho có đờm cho người lớn
Cách trị ho có đờm cho người lớn bằng trứng gà tiêu diệt lượng vi khuẩn tích tụ ở cổ họng. Ảnh Internet

Hy vọng với list cách trị ho bên trên sẽ giúp bạn đọc dễ dàng cải thiện được tình trạng ho cho mình và người thân. Tuy nhiên khi xuất hiện các dấu hiệu ho kéo dài thì cần tiến hành thăm khám bệnh sớm để phát hiện và điều trị sớm nhé. Chúc bạn không bị những cơn ho “phiền phức” ấy làm ảnh hưởng đến cuộc sống và sức khỏe của mình nữa.

Chi Lê tổng hợp